6 vật dụng nhỏ nhưng cực kỳ dễ gây cháy nổ, nhiều nhà có mà không để ý (module này đang phát triển)
Tin tức
( PHUNUTODAY ) - Những đồ vật này tiền ẩn nguy cơ cháy nổ cao, các gia đình cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng.
Chân hương
Bàn thờ là khu vực quan trọng trong gia đình. Thông thường, vào các ngày rằm, mùng 1, lễ tết, mọi người sẽ làm lễ thắp hương. Cũng có nhà sẽ thắp hương hàng ngày (thắp hương ở ban thờ Phật, ban thờ thần Tài...).
Nhiều người thích kiểu bát hương "cổ thụ" tức là phần chân hương nhiều, tàn hương cong và cho rằng bát hương như vậy là có lộc. Trên thực tế, chân hương quá nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ cháy. Chỉ cần các chân hương bắt lửa là cháy lớn có thể xảy ra. Ngoài ra, trên bàn thờ đặt nhiều vàng mã thì càng cháy lớn.
Khi thắp hương, mọi người nên chú ý quan sát. Không thắp hương rồi để đó và ra khỏi nhà. Nếu chân hương quá đầy thì nên rút bớt một phần cho gọn gàng, sạch sẽ.
Nến
Nến thắp sáng hoặc nến thờ cũng là thứ dất dễ bị vỡ do nhiệt và có thể làm lửa bắt vào các vật dụng xung quanh. Nếu dùng nến, tốt nhất phải có người người trông, không nên rời khỏi nhà trong lúc này đề phòng tình huống cháy nổ xảy ra.
Pin sạc
Điện thoại di động là thứ không thể thiếu đối với nhiều người. Không ít người có thói quen vừa cắm sạc vừa dùng điện thoại hoặc cắm sạc qua đêm. Việc này sẽ khiến pin điện thoại bị quá tải, nhanh hỏng, bị phồng lên. Pin quá nóng sẽ làm tăng nguy cơ cháy nổ. Chất lithium trong pin khi tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ dễ gây cháy.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại sạc điện thoại, pin điện thoại kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể làm tăng nguy cơ chập điện, cháy nổ, mất an toàn cho người sử dụng.
Bật lửa
Bật lửa là vật có kích thước khá nhỏ và thường bị mọi người vứt lung tung. Việc này tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn. Bên trong bật lửa chứa một lượng ga nhất định. Khi gặp nhiệt độ đủ cao hoặc có tia lửa điện, bật lửa có thể phát nổ và gây cháy.
Lò vi sóng
Bản thân lò vi sóng khó cháy nổ nhưng sử dụng không đúng cách sẽ làm lò phát nổ.
Sai lầm lớn nhất là đựng thực phẩm trong các vật bằng kim loại hoặc có hoa văn kim loại để hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng. Sóng trong lò có thể tác động với đồ kim loại, tạo ra tia lửa điện và dẫn tới cháy nổ.
Bình gas
Các chi tiết của bếp gas như van điều áp, ống dẫn, gioăng khớp nối... nếu không được kiểm tra thường xuyên, không dùng đổ chính hàng thì rất dễ xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.
Khi dùng xong, bạn nên tắt bếp, khóa van của bình ga để hạn chế tình trạng đường dây dẫn bị hở và làm xì khí gas ra ngoài.
Nếu thấy trong bếp có mùi khí gas, tuyệt đối không được bật - tắt các thiết bị điện, không bật lửa, không mang đèn, nến... vào bếp. Lúc này, bạn cần nhanh chóng khóa cổ van bình gas, mở hết cả cửa, thông báo với mọi người di chuyển ra khỏi nhà ngay lập tức. Khi nào mùi gas trong nhà đã bay đi hết thì mới quay trở lại để kiểm tra, sửa chữa.