Phi tần tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng phải chôn trong tư thế banh chân càng rộng càng tốt? Tại sao? (module này đang phát triển)
Văn hóa
( PHUNUTODAY ) - Hầu hết hài cốt của những các phi tần trong lăng Tần Thuỷ Hoàng đều trong tư thế không khép chân, có bí mật gì đằng sau đó?
Qua các bộ phim về thời kỳ phong kiến, chắc hẳn ai cũng nghĩ các cung tần mỹ nữ trong chốn hoàng cung nguy nga tráng lệ đều sống trong vinh hoa, phú quý, nhàn hạ cả đời. Tuy nhiên đằng sau sự hào nhoáng cũng có những niềm đau. Hủ tục tuẫn táng là một trong những điều đáng sợ với các cung tần mỹ nữ thời phong kiến xưa. Một điều đáng chú ý, hầu hết hài cốt của những các phi tần trong lăng Tần Thuỷ Hoàng đều trong tư thế không khép chân, có bí mật gì đằng sau đó?
Phi tần tuẫn táng theo vua
Mới đây trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh nhiều bộ hài cốt nằm tư thế rất kỳ lạ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) khiến nhiều người xôn xao. Chân tay của họ không thể duỗi ra như thi hài khác. Sau khi kiểm tra ADN, các nhà khoa học phát hiện họ đều là phụ nữ.
Các nhà khảo cổ xác định đây đều là hài cốt của các phi tần bị tuẫn táng cùng hoàng đế nhà Tần. Lúc sinh thời, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng sẽ đem những người đẹp của nước đó về cung. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, các phi tần, mỹ nữ này bị ép phải tuẫn táng theo. Mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng, Sử ký của Tư Mã Thiên chép: “Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía”.
Khi đó, các phi tần bị đưa vào lăng mộ khi vẫn còn sống. Họ không còn cách nào ngoài gào khóc, đau đớn và cuối cùng là chết vì thiếu dưỡng khí. Vì thế, thi hài của họ sau khi chết đã có tư thế rất lạ, hoặc chân tay không thể khép hay duỗi thẳng như bình thường.
Sự đáng sợ của hủ tục tuẫn táng cũng thể hiện trong lễ an táng của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Theo sử sách chép lại, năm 1398, Hoàng đế Chu Nguyên Chương băng hà, hậu duệ là Chu Doãn Văn lên kế vị.Chiếu theo di chúc của tiên đế, Chu Doãn Văn lệnh cho toàn bộ 46 phi tần chưa từng sinh nở phải chôn theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh vừa ban ra khiến triều đình hỗn loạn. Tiếng khóc than ai oán vang vọng khắp nơi. Các phi tần trong danh sách tuẫn táng này được đưa vào một phòng chung, có đặt ghế “thái sư ỷ” (ghế thái sư), trên ghế treo sẵn sợi dây dài 7 tấc (1,3m) để tự treo cổ. Đúng là một sự thật nghiệt ngã, một cuộc đời đau khổ không được chọn cách sống và chết cũng bị ép buộc.
Hủ tục tuẫn táng bắt nguồn từ khi nào?
Theo quan niệm cổ xưa, nghi lễ tuẫn táng giúp người đã khuất có bầu bạn, chăm sóc ở "thế giới bên kia".
Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu. Tục này thường chỉ dành cho tầng lớp cao nhất - vua chúa. Những người được chọn tuẫn táng gồm: phi tần, người hầu hạ thân cận, nô lệ... Thậm chí, thợ xây lăng tẩm cho vua chúa cũng có thể nhận kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này. Sau khi vua qua đời, trong số các phi tần, hoàng hậu được phong làm hoàng thái hậu, những phi tần có con không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không địa vị hoặc được vua lựa chọn đều phải chịu tuẫn táng. Theo sử sách, tục tuẫn táng diễn ra theo nhiều hình thức: chôn sống, hạ độc, ép treo cổ trước khi chôn... dã man nhất là đổ thủy ngân.
Người Trung Quốc xưa tin rằng, thủy ngân làm cơ thể người chết không bị mục rữa, giữ được hình dáng nguyên vẹn sau khi chôn cất. Nếu chọn cách này, những phi tần bị chọn sẽ được đưa vào một căn phòng, cho uống trà có thuốc mê. Sau khi ngất đi, họ sẽ bị khắc hình chữ thập trên đỉnh đầu, sau đó rót thủy ngân vào vết cắt rồi khâu lại. Lượng thủy ngân này sẽ ngấm vào người và khiến họ tử vong vì nhiễm độc. Ngoài ra, còn cách tuẫn táng đặc biệt khác là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị lựa chọn, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống.
Có thể nói, dù hủ tục tuẫn táng được thực hiện theo cách nào thì đều có thể thấy sự phi nhân đạo và tàn ác nhất trong lịch sử của Trung Quốc, số phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến thật nhỏ nhoi và đáng thương.