Cô kỹ sư trẻ tài năng đam mê nghiên cứu khoa học (module này đang phát triển)
Tin quốc tế
Năm 2018, tốt nghiệp chuyên ngành Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Ngô Thị Thu Phương đã quyết định gắn bó với Vườn Quốc gia Cát Bà để cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho sự phát triển chung của huyện đảo. Từ đó đến nay, chị đã trở thành hạt nhân quan trọng trong nghiên cứu, sáng tạo tại Vườn Quốc gia, đồng thời là một cán bộ Đoàn năng động, nhiệt huyết với các phong trào thanh niên.
Năm 2018, tốt nghiệp chuyên ngành Lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Ngô Thị Thu Phương đã quyết định gắn bó với Vườn Quốc gia Cát Bà để cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho sự phát triển chung của huyện đảo. Từ đó đến nay, chị đã trở thành hạt nhân quan trọng trong nghiên cứu, sáng tạo tại Vườn Quốc gia, đồng thời là một cán bộ Đoàn năng động, nhiệt huyết với các phong trào thanh niên.
Theo đó, với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn đơn vị công tác, Thu Phương luôn nêu cao tinh thần xung kích trong tham mưu cũng như thực hiện các hoạt động của tuổi trẻ. 2 năm qua, được sự quan tâm, dìu dắt của tập thể lãnh đạo, cộng thêm sự ham học hỏi, ý chí tiến thủ, chị không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đoàn Thanh niên Vườn Quốc gia Cát Bà trở thành một cơ sở Đoàn vững mạnh.
Đặc biệt, kỹ sư Thu Phương đã có những đề xuất, sáng kiến quan trọng và trực tiếp tham gia vào đề tài Nuôi trồng giống nấm đông trùng hạ thảo. Tham quan phòng nuôi trồng nấm tại Vườn Quốc gia Cát Bà do chị phụ trách mới thấy đây là một không gian sạch sẽ, các khâu sản xuất được sắp xếp thứ tự, khoa học. Nhìn tận mắt, sờ tận tay và nghe tận tai mọi người mới thấy được giá trị của sản phẩm khoa học lấy cảm hứng từ thiên nhiên này.
Theo Thu Phương, quy trình nuôi trồng, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo rất phức tạp. Đặc biệt là phải chú ý điều chỉnh các yếu tố ngoại cảnh (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ…) giống với điều kiện tự nhiên.
Kỹ thuật này đòi hỏi phải chính xác và thật tỉ mỉ. Chị chia sẻ: “Giống nấm đông trùng hạ thảo này được cấy trên 2 giá thể trên nền hỗn hợp bao gồm gạo lứt nước dừa, giá đỗ, khoai tây nhộng tằm say và giá thể nhộng tằm sống. Với giá thể nhộng tằm sống việc cấy phải được thực hiện thủ công từng con một. Tỷ lệ thành công chỉ đạt từ 30-50%”.
Toàn bộ quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo phải trải qua các khâu như làm môi trường hấp khử trùng, để nguội, cấy giống cấp 1, cấy giống cấp 2 sau đó đến khâu ươm sợi kích thích tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hái.
Bằng sự nhiệt huyết và tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của một cán bộ Đoàn, Ngô Thị Thu Phương sẽ tiếp tục có những cống hiến, đột phá mới trong chuyên môn, nghiên cứu khoa học cũng như góp phần đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên Vườn Quốc gia Cát Bà ngày càng phát triển.
Lan Phương