Bí mật dải vải trắng quấn cổ phi tần thời xưa: Ngoài để cho đẹp còn có mục đích sâu xa hơn rất nhiều (module này đang phát triển)
Tri thức
( PHUNUTODAY ) - Người ta cho rằng khi hoàng đế vào hậu cung ông sẽ chọn thê thiếp nào sẽ qua đêm với mình đều dựa trên dải vải trắng mà quanh cổ họ. Dải vài trắng này không chỉ thể hiện danh tính của các phi tần mà còn giúp hoàng đế nhận ra họ dễ dàng hơn.
Ở trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc thì chúng ta đều thấy các phi tần hậu cung mặc lên người bộ trang phục lộng lẫy. Có một chi tiết đó là họ đều có dải vải trắng quấn quanh cổ, tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất nó lại mang ý nghĩa phức tạp.
Hậu cung ở trong Tử Cấm Thành là lãnh địa riêng của hoàng đế. Có hàng chục, thậm chí là hàng trăm phi tần, mỗi người đều có hoàn cảnh và câu chuyện khác nhau. Nhưng cuộc sống của họ đều xoay quanh một trung tâm, hoàng đế.
Với mong muốn được hoàng đế sủng ái nên lúc nào họ cũng tranh giành, đấu đá lẫn nhau.
Dải lụa màu trắng quấn cố này được xem là long hoa. Đó không phải là một phụ kiện trang trí đơn giản mà có quy chế đặc biệt. Theo sử sách ghi chép thì nguồn gốc vải trắng này có từ nhà Minh. Khi đó để thể hiện địa vị cao quý của mình nên các phi tần trong cung sẽ buộc một vải trắng quanh cổ. Nhưng đến thời nhà Thanh thì ý nghĩa của các dải vải trắng này đã thay đổi và được coi là loại phục sức đặc trưng.
Ở thời nhà Thanh thì có vô vàn những quy tắc. Các phi tần không chủ tuân theo lễ nghi mà còn lúc nào phải chú ý đến hành động, lời nói của mình. Bởi mỗi việc họ thể hiện sẽ ảnh hưởng đến địa vị bản thân trong lòng vua.
Trong môi trường này, tấm vải trắng trở thành sợi dây liên kết quan trọng giữa các phi tần và hoàng đế.
Người ta cho rằng khi hoàng đế vào hậu cung ông sẽ chọn thê thiếp nào sẽ qua đêm với mình đều dựa trên dải vải trắng mà quanh cổ họ. Dải vài trắng này không chỉ thể hiện danh tính của các phi tần mà còn giúp hoàng đế nhận ra họ dễ dàng hơn.
Cách định danh phi tần qua khăn long hoa chủ yếu dựa vào chi tiết thêu hoa trên đó. Họa tiết, hình vẽ trang trí càng cầu kỳ thì địa vị của người đó càng cao.
Nhưng không phải phi tần nào cũng có thể đeo long hoa. Có những người bị thất sủng hoặc phạm lỗi thì tấm khăn trắng đó như bị cắt bỏ và được xem đó là hình phạt.
Thời gian trôi qua thì ý nghĩa của dải khăn trắng cũng bị bỏ qua. Nhưng thời nhà Thanh thì nó chính là cầu nối quan trọng giữa phi tần và hoàng đế.