Vợ chồng ngủ riêng kéo dài có ảnh hưởng hạnh phúc gia đình không: Chuyên gia nói sự thật (module này đang phát triển)
Tri thức
( PHUNUTODAY ) - Vợ chồng nếu ngủ riêng lâu dài thì có ảnh hưởng nhiều không, lắng nghe chia sẻ của một chuyên gia.
Người Việt Nam có thói quen ngủ riêng khi bước vào tuổi trung niên. Nhất là khi hoàn thành xong việc sinh con cái, người mẹ có xu hướng chăm chút con nhiều hơn nên thường "ngó lơ" đời sống vợ chồng.
Trường hợp của chị T., cho cho biết: 'Từ khi có con, cách đây khoảng 10 năm, vợ chồng mình đã ngủ riêng để tiện cho việc trông con nhỏ. Nhưng kể từ đó thành luôn thói quen, sau này khi các con lớn lên thì mình cứ ngủ với con gái 10 tuổi và chồng mình thì ngủ với con trai 4 tuổi.
Nhiều người bảo sao vợ chồng mình không cho con ngủ riêng phòng thì thực ra không phải các con không chịu ngủ riêng mà cơ bản là cả 2 đứa cũng không có như cầu về chung 1 phòng vì lâu quá cũng thành quen rồi.
Nhiều khi nghĩ lại mình cũng sợ việc kéo dài thói quen này sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân. Nhất là đứa bạn thân của mình thì nó luôn luôn phản đối kịch liệt việc này và nhiều lần góp ý mình phải thay đổi. Thậm chí, bạn mình còn nói chắc chồng mình 'có phòng nhì' bên ngoài rồi nên mới chịu như vậy mà không có ý kiến gì.
Bản thân mình thì thấy việc ngủ riêng này không hề ảnh hưởng gì đến cuộc sống vợ chồng, chúng mình vẫn trò chuyện, chia sẻ các vấn đề khi ăn uống và sinh hoạt cùng nhau, cùng nhau chăm sóc con. Những cãi vã vẫn xảy ra nhưng cũng chỉ là chuyện xô bát xô đũa như bao cặp đôi khác chứ chưa bao giờ xuất phát từ việc ngủ riêng cả.
Vợ chồng mình cũng chưa bao giờ có 1 cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề này, vì vốn dĩ cả 2 đều cảm thấy cuộc sống hiện tại đang rất ổn, chỉ thỉnh thoảng mình hay đùa: Tối nay em sang phòng anh ngủ nhé, thì chồng mình cũng đùa lại 'ok baby'.
Trên thực tế, có nhiều cặp vợ chồng cũng như chị T. Vấn đề này được chuyên gia chia sẻ như sau:
Tiến sĩ, bác sĩ Hana Patel, chuyên gia về giấc ngủ và sức khỏe tâm thần đang làm việc tại Anh trả lời trên nhật báo The Independent như sau: Một số cặp đôi sau khi ngủ riêng còn cho biết rằng mối quan hệ của họ trở nên tốt hơn. Vì vậy, việc ngủ riêng hoàn toàn không tiêu cực như nhiều người nghĩ, đặc biệt là với các cặp vợ chồng mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
Theo như vị chuyên gia này, với tình trạng rối loạn giấc ngủ, người mắc bệnh thường ngáy rất to, bị ngưng thở và hay tỉnh dậy đột ngột lúc đang ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bên cạnh. Nên việc tách ra ngủ riêng để cả 2 cùng cảm thấy thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn là không có gì bất thường cả.
Ngoài ra, việc có con nhỏ cũng có thể là nguyên nhân khách quan dẫn tới nhiều cặp vợ chồng quyết định ngủ riêng. Lý do là vì cha hoặc mẹ phải dậy nhiều lần trong đêm để dỗ dành hoặc cho trẻ bú. Yếu tố này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người còn lại, dẫn đến việc cả 2 người đều không được nghỉ ngơi đầy đủ. Trong trường hợp này không nhất thiết vợ chồng cứ phải ngủ chung mà có thể tách ra cho phù hợp hoàn cảnh, tốt cho sức khỏe cả 2.
Theo vị chuyên gia chia sẻ thêm, một lý do khác khiến các cặp đôi quyết định ngủ riêng là 2 người có những thói quen ngủ khác nhau. Chuyên gia Dorothy Chambers, người đang làm việc tại Công ty nghiên cứu giấc ngủ Sleep Junkie nói rằng, một vài người dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi nghe nhạc thư giãn, trong khi số khác thì thích sự im lặng.
Cũng như trong cuộc sống hàng ngày có người thích bật đèn ngủ, có người lại thích ngủ tối hoàn toàn. Có người thích mở cửa sổ có người lại thích đóng. Có người cảm thấy thời tiết nóng trong khi người bên cạnh lại cảm thấy lạnh...
Tất cả những thói quen đó nếu hai bên không thể thống nhất được thì ngủ riêng là một giải pháp tốt để dung hòa. Trong trường hợp này, giấc ngủ mới là điều quan trọng nhất để cả 2 giữ sức khỏe, từ đó cũng cải thiện mối quan hệ tình cảm chứ không phải việc có nằm bên cạnh nhau hay không.