Hà Nội sắp không còn quận Hoàn Kiếm (module này đang phát triển)
Mobile
Quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của TP. Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023 - 2025. Đây là quận mang nhiều nét văn hóa, lịch sử, du lịch...đặc trưng của Thủ đô.
Cùng với quận Hoàn Kiếm, có 176 xã của Hà Nội thuộc diện sáp nhập từ nay đến năm 2025 theo chia sẻ từ ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Thành phố sẽ tổ chức tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân ủng hộ, sau đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc này.
Thông tin này đang nhận về nhiều sự quan tâm không chỉ của người dân Thủ đô mà còn với nhiều người yêu mến vùng đất Hà Thành. Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000 người. Đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm sắp được sáp nhập
Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000 người. Trong 2 năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.
Với quy định này, quận Hoàn Kiếm đảm bảo tiêu chí về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích.
Trên thực tế, Hoàn Kiếm không chỉ là một đơn vị hành chính, trung tâm văn hóa chính trị, kinh tế mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, biểu tượng, du lịch...của vùng đất Thủ đô. Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng...là những quận nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích ghé thăm.
Riêng quận Hoàn Kiếm có nhiều di tích lịch sử, văn hóa...nổi tiếng như: Quần thể di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc, chùa Quán Sứ, tháp Báo Thiên, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19 - 8, Nhà thờ Lớn, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân, Tượng đài Lý Thái Tổ...
Biểu tượng Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn nổi tiếng gắn liền với quận Hoàn Kiếm
Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc liệu quận Hoàn Kiếm sẽ được sáp nhập vào quận nào. Và sau khi sáp nhập sẽ có tên gọi mới là gì? Cùng với đó là những thủ tục giấy tờ hành chính cần được đổi mới sau khi sáp nhập. Những điều này cần có thông tin và lộ trình cụ thể từ phía cơ quan thẩm quyền.
Ảnh: Tổng hợp