Việt Nam có một thành phố dưới lòng đất kỳ thú bậc nhất thế giới, từng chứng kiến dấu tích lịch sử của dân tộc (module này đang phát triển)
Mobile
CNN vừa vinh vanh địa đạo Củ Chi vào danh sách Những đường hầm kỳ thú nhất thế giới, nơi đây được mệnh danh là thành phố dưới lòng đất độc đáo có một không hai của Việt Nam.
Ngày 12/7, CNN đăng tải danh sách "Những đường hầm kỳ thú nhất thế giới", trong đó có sự xuất hiện của địa đạo Củ Chi của Việt Nam. Đây là địa điểm mang ý nghĩa lịch sử to lớn, nơi có bếp Hoàng Cầm nổi tiếng, chứng kiến qua một thời kỳ lịch sử của dân tộc.
Địa đạo Củ Chi được gọi là "thành phố dưới lòng đất" và được miêu tả là một "kỳ quan" đặc biệt "có 1 không 2". Với hệ thống đường hầm có tổng chiều dài 250km, có 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng sâu nhất cách tới 12m. Bên trong địa đạo có đầy đủ các công trình như: chiến hào, kho cất giấu lương thực, bếp ăn, giếng nước, phòng ở, phòng làm việc, bệnh xá...
Địa đạo Củ Chi là căn cứ địa lịch sử nổi tiếng
Địa đạo Củ Chi cũng được xếp vào 1 trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới và là 1 trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Khu di tích địa đạo Củ Chi hiện nằm ở tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP. HCM. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 70km.
Địa đạo Củ Chi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp (giai đoạn 1946 - 1948), công trình được thực hiện bởi quân và dân xã Tân Phú và Phước Vĩnh An nhằm ẩn nấp, cất giữ vũ khí, quân tư trang. Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép" để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây.
Bếp Hoàng Cầm tại địa đạo Củ Chi
Ban đầu mỗi ngôi làng tại đây đều có một hầm căn cứ riêng, tuy nhiên do nhu cầu đi lại nên họ đã kết nối với nhau để tạo thành một thống liên hoàn dưới lòng đất. Từ công trình này, quân sự có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, họp bàn những kế hoạch cách mạng. Từ năm 1961 – 1965, công trình này được phát triển ra thành nhiều nhánh thông với nhau. Phía trên còn được trang bị với rất nhiều hố đinh , hầm chuông, bãi mìn… phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Sau khi chiến tranh kết thúc, địa đạo Củ chi trở thành di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đến năm 2016, đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Không gian bên ngoài và lối xuống các đường hầm ở địa đạo Củ Chi
Dự kiến đến năm 2027, UBND TP. HCM sẽ hoàn thiện hồ sơ, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị UNESCO xem xét đưa di tích lịch sử địa đạo Củ Chi và danh mục Di sản thế giới.
Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
Hiện nay, địa đạo Củ Chi trở thành điểm tham quan nổi tiếng ở TP.HCM, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Ảnh: Tổng hợp