2 kiểu trẻ em lúc nhỏ xuất sắc, nhưng càng lớn càng dễ tụt dốc là bởi 1 điều này (module này đang phát triển)
Tri thức
( PHUNUTODAY ) - Nhìn vẻ ngoài thì 2 kiểu trẻ này rất giỏi, nhưng thực chất là không. Cha mẹ cần biết sớm để giúp con có tương lai tươi sáng
Không chịu suy nghĩ
Có nhiều đứa trẻ nếu như bản thân không nghĩ ra được câu trả lời trong vài giây thì chúng sẽ hỏi ngay thầy cơ, cha mẹ, chờ đợi đáp án có sẵn. Bề ngoài nhìn vào thì thấy những đứa trẻ này rất siêng năng, chăm chỉ. Nhưng thực tế đây là tính cách lười suy nghĩ, cuối cùng là lười học tập.
Kiến thức ở bậc tiểu học còn đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều tư duy sâu, nhưng sau cấp 2 và cấp 3 thì nếu đứa trẻ không có tư duy sẽ gặp khó khăn với những môn khoa học.
Bởi thế nên cha mẹ cần để con cái phát triển thói quen tư duy tích cực ngay từ khì còn bé. Cha mẹ đừng làm thay con, hãy để con được rèn luyện trí óc.
Căn cứ vào độ tuổi cũng như tính cách của trẻ thì nhiều bậc ca mẹ cũng nên tham gia vào một số hoạt động nhỏ mang tính chất động não, bắt trẻ phải suy nghĩ. Bố mẹ có thể chơi cùng con, giải câu đố, thi kể chuyện.
Bên cạnh đó thì hãy đưa trẻ đến với thiên nhiên trong lành để trẻ có thể quan sát được sự vật.
Trẻ chỉ chịu học nếu được thưởng
Để đạt được nhiều kỳ vọng thì cha mẹ thường lấy phần thưởng ra làm động lực để thúc đẩy con. Những đứa trẻ bị thao túng bởi phần thường sẽ không còn động lực nội tại. Thế nên khi không có phần thường thì trẻ không còn động lực phấn đấu.
Việc cha mẹ lúc nào cũng nói rằng nếu con điểm cao sẽ thưởng sẽ chỉ nuôi dưỡng sự đòi hỏi của đứa trẻ mà thôi. Thế nên cha mẹ cần hướng tới mục tiêu để làm sao cho trẻ nỗ lực hết mình việc trẻ cần làm chứ không phải là mình được thưởng thứ gì.
Thay vì điểm cao hãy chú ý tới hành vi và thái độ để giúp trẻ thành công hơn. Khen ngợi con vì những cố gắng của con khi con chăm chỉ. Bằng cách tập trung vào hành động hơn điểm số, bạn sẽ nuôi dưỡng khát khao được thành công của trẻ và khiến trẻ không phụ thuộc vào những phần thưởng bên ngoài để cố gắng.
Nhu cầu của con người là mong muốn được người khác ngưỡng mộ. So với phần thường vật chất, sự khích lệ tinh thần sẽ khích thích động lực bên trong của trẻ nhiều hơn.