Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu giáo viên không được kiểm tra bài cũ học sinh bất chợt, gây căng thẳng (module này đang phát triển)
Giải trí
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu giáo viên không được hỏi bài cũ theo kiểu bất chợt, gây căng thẳng cho học sinh.
Theo thông tin trên báo Vietnamnet, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của quận 3 (TP.HCM) vừa qua, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết hiện nay vẫn còn tình trạng thầy cô vào đầu giờ kiểm tra bài cũ theo kiểu bất chợt. Điều này gây áp lực, căng thẳng cho học sinh. Nhiều học sinh vừa đến trường, vừa ăn sáng, ôn bài và lo lắng bị hỏi bài cũ.
Để nâng cao chất lượng, trường học cũng phải hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, không bị căng thẳng. Việc hỏi bài cũ bất chợt không chỉ khiến học sinh căng thẳng mà còn không mang lại giá trị gì.
Học sinh thường căng thẳng khi giáo viên kiểm tra bài cũ bất chợt (Ảnh minh họa)
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho rằng thầy cô có thể lựa chọn bằng nhiều cách khác nhau để kiểm tra kiến thức. Đồng thời chọn cách đi vào bài học nhẹ nhàng, thoải mái, tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
Cũng trên báo Vietnamnet, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhấn mạnh chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được áp dụng hiện nay dựa trên quan điểm theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
Việc học sinh trả bài mang nặng tính tập trung về kiểm tra kiến thức, không phù hợp với quan điểm, mục tiêu và các chỉ đạo chung trong thời điểm hiện tại. Việc hình thành kiến thức không chỉ là ghi nhớ, thuộc lòng quan trọng là hình thành thông qua việc tham gia các hoạt động học tập để nắm kiến thức và năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Nhiệm vụ của thầy cô là giúp cho học sinh luôn cảm thấy thích thú, hạnh phúc với việc học tập và mỗi sáng háo hức đến trường, thực hiện việc học hiệu quả.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu không được kiểm tra bài cũ học sinh bất chợt, gây căng thẳng (Ảnh minh họa)
Hoạt động kiểm tra bài cũ vốn rất quen thuộc với giữa giáo viên và học sinh. Việc này thường được tiến hành trước khi bắt đầu vào tiết học, để ôn lại kiến thức của bài cũ, đồng thời lấy điểm để đánh giá vào quá trình học tập. Trên thực tế, không ít học sinh cảm thấy căng thẳng với việc kiểm tra bài cũ của giáo viên, nhưng cũng có những em nắm chắc bài, xem đây là một cách thú vị để ôn lại các kiến thức đã được học.
Ngoài ra, nhiều giáo viên nắm bắt được tâm lý học sinh căng thẳng khi bị kiểm tra bài cũ nên đã nghĩ ra nhiều cách "trả bài" mang tính "vừa chơi vừa học", tạo không khí thoải mái nhưng vẫn đánh giá được năng lực học tập của các em.