Dùng công nghệ AI tái hiện lại chân dung của các vị vua thời xưa, netizen bật ngửa vì khác xa phim ảnh (module này đang phát triển)
Bản tin 247
Tranh vẽ của các vị vua nổi tiếng trong thời đại phong kiến đã được công nghệ AI tái hiện sống động như ảnh chụp người thật khiến netizen bất ngờ về nhan sắc khác lạ.
Sự phát triển của công nghệ AI trong thời nay đã trợ giúp rất nhiều cho công cuộc phục dựng lại những kiến trúc, chân dung, tranh vẽ... có giá trị lịch sử được lưu truyền suốt hàng ngàn năm. Tại Trung Quốc, việc sử dụng công nghệ AI để tái hiện lại khuôn mặt của những vị vua chúa, hoàng hậu, quý tộc, quan lại... dưới thời phong kiến luôn được quan tâm.
Mới đây, một dự án phục dựng chân dung của một số vị vua nổi tiếng thời xưa đã được tiến hành bằng công nghệ AI khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt, chân dung của những vị vua ấy hoàn toàn khác xa so với phim ảnh.
Trong thần thoại Trung Hoa, nhân vật Thương Hiệt là người vô cùng nổi tiếng. Ông từng được xưng tụng là thánh tổ của chữ Hán. Trong sách sử miêu tả, Thương Hiệt bẩm sinh có 4 mắt, mắt lúc nào cũng đầy ghèn nhưng từ đôi mắt phát ra tia sáng lạ thường khiến nhiều người nghĩ đến loài mãnh thú. Đặc biệt, phần đầu của Thương Hiệt không giống người thường mà đỉnh đầu nhô cao, lộ ra sự thông minh, tri thức. Công nghệ AI đã phục dựng lại nguyên trạng chân dung của Thương Hiệt khiến mọi người tranh cãi về sự tồn tại của 4 con mắt.
Trong khi đó, vua Lý Thế Dân là vị hoàng đế thứ hai của nhà Đường. Từ nhỏ, Lý Thế Dân đã được yêu mến bởi tài hoa, văn võ song toàn, vừa có khả năng cầm quân, vừa đọc hiểu binh pháp, tính tình cương trực, can đảm, không ngại nguy nan. Năm 18 tuổi, Lý Thế Dân dẫn binh thu phục nhiều vị tướng tài giỏi về dưới trướng của mình. Dựa theo tranh vẽ vua Lý Thế Dân, người ngày nay đã phục dựng chân dung của ông bằng công nghệ AI với nước da sẫm màu, bộ râu quai nón hoành tráng và dáng vẻ đạo mạo, oai phong không lẫn vào đâu được.
Vua Chu Nguyên Chương được xem là hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Minh. Ông được liệt vào hàng những vị hoàng đế tài giỏi, đức độ nhất Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng bị nói nhiều về sự hà khắc của mình với những người xung quanh. Chu Nguyên Chương xuất thân là người làm nông nên có vẻ ngoài thật thà. Dù nghèo khổ, ông vẫn có tầm nhìn xa và khả năng tính toán bậc thầy. Công nghệ AI đã phục dựng Chu Nguyên Chương khá giống với chân dung người thật.
Khang Hi hoàng đế hay còn được gọi là Thanh Thánh Tổ của triều đại nhà Thanh. Khang Hi hoàng đế nổi tiếng khi lên ngôi từ nhỏ và sở hữu tài năng trị nước điêu luyện. Ông là người mở ra 134 năm thịnh trị nhất triều Thanh và là tiền đề cho con cháu sau này phát triển đất nước. Tuy nhiên, Hoàng đế Khang Hi chỉ được mô tả cao 1m58, vẻ ngoài gầy gò, đôi mắt lạnh, chóp mũi tròn và một ít sẹo để lại trên mặt do bệnh đậu mùa.
Vua Ung Chính cũng là vị hoàng đế nổi tiếng thanh liêm và cứng rắn có tài trị nước. Ông là con trai thứ 4 của vua Khang Hi và cũng là người nối ngôi cha. Mặc dù thời gian trị vì của Ung Chính không dài nhưng đã duy trì được thời kỳ thịnh thế của nhà Thanh. Ông hầu như không bao giờ lười nhác với chuyện nước, luôn đặt việc quốc gia lên hàng đầu. Vua Ung Chính có khuôn mặt tròn đầy đặn, hiền từ, đôi tai dài và gầy hơn so với những vị hoàng đế thời xưa.
Con trai của vua Ung Chính cũng chính là hoàng đế Càn Long là người có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thời kỳ trị vì của hoàng đế Càn Long kéo dài gần 60 năm, sau khi nhường ngôi cho con trai, ông lui về làm Thái Thượng Hoàng. Vẻ ngoài của Càn Long khác hẳn trên phim mô tả, ông gây ấn tượng bởi dáng vẻ oai phong, chính trực, đôi mắt nhỏ và mũi không cao. Tuy nhiên, một số người cho rằng dáng vẻ của hoàng đế Càn Long khá bình thường, không có sự uy nghi của bậc cửu ngũ chí tôn.