Hy hữu người phụ nữ mang thai ở lá lách, trên thế giới chỉ 39 ca, liệu có sinh con ra được không? (module này đang phát triển)
Phong thủy
Đây là trường hợp mang thai hiếm gặp bậc nhất trên thế giới được xử lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Trong báo cáo tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2023 vừa diễn ra, trường hợp mang thai ở lá lách của một người phụ nữ được đánh giá cực kỳ hy hữu. Cụ thể một phụ nữ tên N.M.H (40 tuổi) đã sinh con bằng phương pháp sinh thường 2 lần, đặt vòng tránh thai suốt 6 năm nhưng lại có dấu hiệu chậm kinh 7 ngày, bụng đau âm ỉ. Khi đến thăm khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, chỉ số BhCG (dùng để theo dõi khả năng mang thai ở phụ nữ) của bệnh nhân tăng cao, tuy nhiên siêu âm đầu dò âm đạo không có thai trong tử cung.
Sau đó bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) để thăm khám chi tiết. Tại đây, người phụ nữ có dấu hiệu đau nhẹ vùng mạng sườn trái, lan ra thượng vị, âm đạo có ra máu, cổ tử cung có dây vòng. Kết quả siêu âm ổ bụng phát hiện trong nhu mô lách có túi thai, có tim thai.
Mang thai ở lá lách là trường hợp vô cùng hy hữu trên thế giới (Ảnh minh hoạ)
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mang thai ở lá lách và hội chẩn với khoa ngoại tiêu hóa của Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức. Bệnh nhân sau đó được chuyển sang phẫu thuật, mổ cắt khối thai và một phần lá lách. Việc mang thai ở lá lách là không thể sinh con nên cần can thiệp y khoa để tiến hành cắt bỏ, đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Đinh Quốc Hưng (Bệnh viện phụ sản Trung ương), có thai ở lá lách là trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong các hình thái thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng thai làm tổ trên bề mặt hoặc trong nhu mô lá lách. Trong nền y văn thế giới hiện nay ghi nhận 39 trường hợp mang thai ở lá lách.
Các triệu chứng lâm sàng của việc mang thai ở lá lách có thể gặp như: chậm kinh, đau bụng âm ỉ hoặc đột ngột, đau dữ dội, gây choáng nếu vỡ khối thai. Với bệnh nhân mang thai ở lá lách, chỉ số BhCG thường rất cao, tăng liên tục sau mỗi lần xét nghiệm.
Phụ nữ có những dấu hiệu như trên cần đến bệnh viện để được thăm khám, phát hiện sớm (Ảnh minh hoạ)
Trường hợp mang thai ở lá lách đầu tiên ở Việt Nam là vào năm 2017, được ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).