Loại rau càng xanh càng độc, rẻ mấy cũng không nên mua (module này đang phát triển)
Phong thủy
( PHUNUTODAY ) - Chúng ta vẫn được khuyến cáo nên ăn nhiều rau xanh để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải rau cứ xanh là tốt.
Khi ra chợ, nhìn những mớ rau xanh mướt bao giờ cũng rất bắt mắt. Chúng mang lại cảm giác tươi non mơn mởn. Thế nhưng nhiều khi màu xanh ấy lại đánh lừa người tiêu dùng và rau càng xanh càng độc.
Rau xanh một cách bất thường đừng nên mua
GS.TS Trần Khắc Thi, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây – ĐH Thành Tây, Trung Quốc cho biết: Trong các loại rau quá xanh có chứa nitrat (NO3) tức là phân đạm. Khi đi vào cơ thể, chất này ở mức bình thường thì không gây độc nhưng nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì rất nguy hiểm.
Vậy nên các nước nhập khẩu rau thường trú trọng kiểm tra hàm lượng NO3 đầu tiên. Mặc dù không gây ngộ độc cấp nhưng NO3 âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa, thậm chí gây ung thư.
Vì lý do này, người tiêu dùng nên tránh những loại rau xanh mướt một cách bất thường bởi rau càng xanh càng độc, chứng tỏ NO3 rất cao.
Hai loại củ quả không nên ăn xanh
Cà chua xanh
Khi mua cà chua bạn nên chọn những quả chín mọng. Nếu có quả còn xanh thì hãy đợi nó chín rồi mới ăn. BS Nguyễn Đình Thục, Hội Đông y Việt Nam cho biết cà chua xanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhưng lại chứa nhiều alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều.
Biểu hiện của ngộ độc cà chua xanh bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày,…
Trong quá trình chín, lượng alkaloid trong cà chua giảm dần và sẽ hết khi quả chín đỏ. Vậy nên tốt nhất là bạn hãy ăn cà chua chín. Nếu bất đắc dĩ phải dùng cà chua xanh thì không nên dùng quá nhiều.
Khoai tây xanh
Mặc dù vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo có hợp chất gây hại solanine.
Bác sĩ Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) giải thích, củ khoai tây khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ hình thành chất diệp lục – sắc tố tạo màu xanh cho thực vật. Chất này cho phép thực vật hấp thu ánh sáng Mặt trời tạo ra carbohydrate, nước, oxy và carbon dioxide.
Ở khoai tây, ánh sáng Mặt trời còn kích thích sản xuất một số hợp chất chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc hoặc động vật và những hợp chất này cũng gây độc cho con người, nhất là solanine.
Chất này có thể ức chế loại enzyme liên quan đến quá trình phá hủy một số chất dẫn truyền thần kinh của cơ thể, phá hủy màng tế bào, ảnh hưởng đến tính thấm của ruột. Người nặng 50kg ăn 100g khoai tây có solanine có thể bị ngộ độc.
Triệu chứng của ngộ độc solanine bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau dạ dày. Nếu nhẹ thì có thể hết sau 24 giờ còn nặng thì có thể gây tê liệt, co giật, khó thở, hôn mê, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Duy cho biết, nếu củ khoai tây chỉ xuất hiện vài đốm nhỏ có màu xanh thì có thể gọt bỏ chúng để sử dụng. Nhưng nếu phần lớn củ khoai đã chuyển sang màu xanh thì nên bỏ đi vì khi đó chất solanine sẽ tồn tại cả ở thịt khoai. Dù đem luộc, nướng hay chiên rán ở nhiệt độ cao cũng không làm giảm đáng kể lượng solanine.