Một thanh niên gặp họa sau khi ăn hải sản cùng thức uống quen thuộc, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người mắc phải (module này đang phát triển)
Phong thủy
Thanh niên sau khi ăn hải sản nhưng đến nửa đêm đau bụng dữ dội, toát mồ hôi lạnh, thậm chí không thể đứng thẳng.
Hải sản tuy bổ dưỡng, ăn ngon nhưng nếu không biết cách ăn là dễ mắc bệnh, gây nguy hiểm cho tính mạng. Cụ thể, mới đây câu chuyện của chàng trai 25 tuổi khiến nhiều người "tá hỏa" vì theo anh chàng này chia sẻ, sau khi ăn hải sản về, đến tối, anh có triệu chứng lạnh toát mồ hôi, không thể đứng dậy, sau đó phải nhập viện cấp cứu.
Theo đó, Tiêu Ngũ 25 tuổi (Chiết Giang, Trung Quốc) thường thích đi ăn và trò chuyện cùng bạn bè sau giờ tan sở. Theo lời kể của anh ấy, anh có sức khỏe tốt và thậm chí hiếm khi bị cảm lạnh chứ đừng nói đến việc phải nhập viện. Chỉ vài ngày trước, Tiêu Ngũ đã mời một số người bạn tốt đến nhà hàng hải sản để ăn tối sau khi làm thêm giờ. Thật sảng khoái khi vừa uống bia lạnh vừa thưởng thức hải sản thơm ngon. Không ngờ sau khi về nhà, Tiêu Ngũ lại bắt đầu cảm thấy khó chịu trong bụng, lúc đầu tưởng là do ăn quá nhiều không tiêu hóa được nên đành phải nhịn. Nhưng đến nửa đêm, cơn đau càng lúc càng dữ dội, Tiểu Ngũ toát mồ hôi lạnh, thậm chí không thể đứng thẳng nên đã đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu.
Sau khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán chàng trai bị viêm tụy cấp, lượng amylase trong máu của anh đạt tới 1534 U/L, cao hơn gấp 10 lần so với giá trị bình thường. Đồng thời, CT bụng cho thấy phù tụy và những thay đổi giống như dịch tiết xung quanh. Theo bác sĩ, tuyến tụy là cơ quan quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và nằm phía sau dạ dày. Uống bia rượu là nguyên nhân chính gây viêm tụy cấp.
Mặc khác, hải sản có một lượng purine lớn nên khi đi vào cơ thể con người, qua quá trình trao đổi chất nó sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa gây ra bệnh gout. Hơn nữa, ăn nhiều hải sản cùng lúc và uống thêm bia sẽ khiến cơ thể tăng tốc hình thành axit uric gây hại. Khi axit uric tích tụ tại các khớp xương hoặc mô mềm sẽ dễ dàng gây viêm.
Bác sĩ cũng cho biết sau khi chúng ta uống bia rượu, nó sẽ được hấp thụ vào máu và được gan chuyển hóa. Tuy nhiên, nếu chúng ta uống quá nhiều, gan sẽ bị quá tải và không thể chuyển hóa bia rượu bình thường. Lúc này, rượu bia sẽ kích thích tuyến tụy và gây ra các bệnh về gan. Ngoài ra, chúng cũng có thể khiến lượng máu cung cấp cho tuyến tụy không đủ và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phát triển
Mặc dù viêm tụy rất nguy hiểm nhưng nó chủ yếu xảy ra khi ăn nhiều hoặc tấn công sau khi uống rượu nên có thể ngăn ngừa bằng các quy tắc sinh hoạt và chế độ ăn uống. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì khi ăn hải sản tuyệt đối không nên dùng bia rượu. Bởi trong thành phần của các loại tôm, cua, cá... khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric.
Theo đó, bệnh nhân viêm tụy cấp thường có các triệu chứng như đau bụng dữ dội dai dẳng, buồn nôn, nôn, sốt, trường hợp nặng còn có thể gây ra một số biến chứng như hoại tử và nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.