Vạch trần bí ẩn lươn trông trăng, ông bà khuyên dù nghèo đến mấy cũng không nên ăn là vì sao? (module này đang phát triển)
Phong thủy
Từ xưa, ông bà ta đã dạy dù nghèo đến mấy cũng không được ăn lươn vàng, nhất là lươn trông trăng. Vậy lươn trông trăng là gì mà lại đáng sợ như vậy?
Theo y học, lươn là một loại cá thuộc họ lươn thích sống trong những vùng ao hồ, ruộng lúa, mương nước hoặc suối và phổ biến khắp các vùng quê Việt Nam. Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng cao, hàm chứa nhiều loại protein giống như thịt bò. Nhiều quốc gia rất chú trọng thịt lương, xem đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào phù hợp với mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, ông bà xưa có câu: "Dù nghèo đến mấy cũng không nên ăn lươn vàng". Điều này khiến không ít người lo ngại vì không phải loại lươn nào cũng có thể ăn được, nhất là lươn trông trăng. Vậy lươn trông trăng là gì lại gây nguy hiểm cho người ăn?
Lươn trông trăng thực chất vẫn là một loại lươn bình thường nhưng có kích thước to hơn lươn đồng. Đặc trưng của lươn trông trăng là thích ăn xác chết, nhất là xác chất động vật như chó mèo. Một nguyên nhân khiến loài lươn này được gọi là lươn trông trăng vì nó thích xuất hiện vào đêm trăng tròn. Mỗi khi xuất hiện, lươn sẽ ngẩng cao đầu hướng về ánh trăng nên có hình ảnh lươn trông trăng.
Nhiều người cho rằng lươn trông trăng không thể ăn được. Điều này được lý giải bằng cơ sở khoa học. Trong trường hợp lươn khỏi ngoi đầu lên khỏi mặt nước, chứng tỏ chất lượng nước xuống thấp, thiếu oxy trầm trọng nên lươn phải tìm cách hấp thụ oxy bằng cách ngẩng đầu lên trời. Ngoài ra, lươn là loài vật chuyên ăn đêm, vào ban đêm khi ra ngoài đồng là thời điểm dễ dàng nhìn thấy lươn nhất.
Thông thường lươn đồng sẽ có phần bụng màu vàng, lưng đen, đuôi nhọn, thân hình mũm mĩm, tròn vành. Thịt lươn đồng thơm, chắc nuột và bổ dưỡng. Tuy nhiên, lươn nuôi lại có phần bụng màu vàng nhạt pha lẫn nâu đen, đầu nhỏ, đuôi ngắn. Thịt lươn nuôi ăn khá bở, mềm, không dai như lươn đồng nên giá trị tiêu thụ cũng thấp hơn.