Ấm siêu tốc lâu ngày bị đóng cặn bẩn, cứ thả thứ này vào đun sôi 1 lần là sạch bong như mới (module này đang phát triển)
Tin tức
( PHUNUTODAY ) - Ấm siêu tốc sử dụng lâu ngày sẽ bị đóng cặn bẩn làm giảm hiệu suất cũng như khiến nước được đun sôi kém sạch. Hãy làm sạch bằng cách này.
Ấm siêu tốc là thiết bị đun nước nóng phổ biến của các gia đình bởi sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày nó bị đóng cặn bẩn làm giảm hiệu suất cũng như khiến nước được đun sôi kém sạch. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thả thứ này vào đun sôi 1 lần là sạch bong như mới mua.
Làm sạch ấm siêu tốc bằng giấm
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị giấm trắng, nước chanh, baking soda, miếng bọt biển rửa bát.
Tiếp đến, hãy đổ nước và giấm trắng vào ấm với tỷ lệ 1:1. Lượng nước và giấm chỉ cần đến khoảng nửa ấm là được. Đun sôi âm nước. Tắt ấm nếu nó không tự động ngắt. Để nước giấm ngâm trong ấm ít nhất 20 phút rồi đổ bỏ.
Sau đó, bạn chỉ cần đổ nước bên trong ra, tráng lại ấm với nước sạch là hoàn thành. Trong trường hợp nếu cặn bẩn vẫn còn bám trong ấm, bạn có thể nhúng miếng bọt biển ấm vào baking soda khô rồi cọ rửa bên trong ấm. Như vậy các vết cặn bẩn sẽ nhanh chóng biến mất.
Cuối cùng hãy tráng lại ấm bằng nước sạch và để cho khô ráo.
Làm sạch ấm bằng baking soda
Ấm đun nước sau một thời gian sử dụng thường bị đóng cặn canxi carbonate. Cặn này khi gặp baking soda sẽ tạo ra phản ứng và biến mất. Vì vậy, bạn có thể sử dụng baking soda để làm sạch ấm đun nước một cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Để làm sạch ấm bằng baking soda, đầu tiên hãy đổ nước vào lưng ấm rồi thêm vài thìa baking soda. Đun sôi ấm nước và ngâm như vậy vài phút. Sau đó, đổ nước ra và tráng lại ấm bằng nươc sạch.
Làm sạch ấm dùng khoai tây hoặc vỏ khoai tây
Nghe cách này có vẻ vô lý nhưng khoai tây đúng là có khả năng làm sạch ấm nước rất tốt. Bạn có thể cho vỏ khoai tây hoặc vài lát khoai tây vào trong ấm. Đổ thêm nước vào ấm và đun sôi lên. Như vậy, các mảng bám trong ấm sẽ bong ra và dễ làm sạch hơn.
Làm sạch ấm sử dụng vỏ trứng
Bạn có thể dùng vỏ trứng đã rửa sạch, đập nhỏ và bỏ vào trong ấm nước. Đổ nước vừa đủ khoảng nửa ấm và đun sôi. Thỉnh thoảng dùng đũa khuấy đều vỏ trứng bên trong ấm. Sau khi đun sôi khoảng 5-10 phút, bạn hãy đổ hết phần nước và vỏ trứng bên trong ra. Dùng miếng bọt biển rửa bát và nước rửa bát rửa sạch ấm là được.
Lưu ý cần nắm khi sử dụng ấm siêu tốc an toàn
+ Không nên nấu nước liên tục
Sai lầm lớn nhất là chúng ta cho rằng việc nấu nước liên tục để tiết kiệm điện và thời gian. Nhưng trên thực tế việc đun nước trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm siêu tốc quá tải dẫn đến việc dễ bị cháy nổ. Tốt nhất bạn nên để một khoảng thời gian nghỉ nhất định giữa các lần nấu để mâm nhiệt nguội bớt, vừa đảm bảo chất lượng ấm.
+ Đổ cạn nước khỏi ấm ngay sau khi nước sôi
Thực tế sau khi nước đạt tới 100 độ C, công tắc điện đã ngắt thì nước vẫn tiếp tục sôi do mâm nhiệt của ấm vẫn còn nóng. Nếu ngay sau đó bạn đổ hết nước ra khỏi ấm có thể khiến mâm nhiệt dễ hư hỏng. Vì vậy khi lấy nước bạn nên để lại khoảng 15ml nước. Chờ khi mâm nhiệt nguội hẳn hãy làm cạn nước trong ấm.
+ Không được đậy nắp không kín khi đun nước
Hành động cẩu thả này không chỉ khiến bạn tốn điện, mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, mà đậy nắp không kín sẽ khiến điện không tự ngắt khi nước sôi. Ấm siêu tốc được thiết kế rơ le tự động ngắt nguồn điện, nhưng bộ phận này chỉ hoạt động với điều kiện nắp ấm đã đóng kín. Nếu cứ đun nước đến cạn, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.
+ Đổ nước vào ấm ít hơn mức tối thiểu và nhiều hơn mức tối đa
Nếu đổ ít hơn mức tối thiểu “Min” mà ấm siêu tốc không có chế độ ngắt an toàn, nước khi đun sôi sẽ bị cạn gây cháy mâm nhiệt, cháy. Trong trường hợp ấm siêu tốc có tự ngắt an toàn thì đổ ít nước cũng ảnh hưởng tới độ bền của ấm. Còn ngược lại, nếu đổ nhiều hơn mức tối đa “Max” thì khi nước sôi, nước sẽ trào ra ngoài, chảy vào các bộ phận bên trong ấm gây chập mạch, cháy nổ.
+ Rút điện ra khỏi phích khi không sử dụng
Thói quen tốt, nhưng lại dễ bị bỏ quên này cần được đặc biệt lưu ý, vì nhiều trường hợp ghi nhận ấm siêu tốc do công tắc hoạt động lâu ngày gặp vấn đề, nên tự động chạy ngoài ý muốn của người dùng, hoặc có vật gì đó đè lên, đặc biệt là các dòng có phần gạt ở dưới quai cầm. Vì vậy bạn nên rút điện ra khỏi phích cắm khi bạn không còn sử dụng nữa
+ Tránh trữ nước trong ấm
Đây là một lỗi phổ biến khác mà nhiều người dùng mắc phải trong cách sử dụng ấm siêu tốc. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đổ hết nước từ trong ấm ra ngoài sau khi bạn vừa đun xong. Lưu trữ nước trong ấm dẫn đến tích tụ vôi, khiến ấm đun nước bị rỉ sét và làm hỏng thiết bị.
+ Không dùng ấm siêu tốc để nấu thức ăn
Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước. Nếu bạn nấu canh, luộc trứng, đun sữa bằng ấm sẽ khiến cặn đóng vào thành ấm và ấm chóng hỏng. Các nhà sản xuất đều khuyến cáo tuyệt đối không dùng ấm để nấu thức ăn.
+ Đừng để ấm đóng cặn
Để ấm đóng cặn không chỉ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khiến ấm chậm sôi hơn mà cặn bẩn bám dày dưới đáy bình khiến cho rơle đo nhiệt độ bị hỏng, khiến nhiều trường hợp ấm đun nước tự ngắt khi nước chưa sôi. Vì thế cần vệ sinh thường xuyên đáy ấm, tẩy các vết bẩn bám lâu ngày.