Người xưa nói: Đàn ông nhìn eo, đàn bà nhìn chân, 2 chỗ đó nói lên điều gì? (module này đang phát triển)
Tri thức
( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu “Đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn eo” có thể biết rõ được gia thế của họ.
Vì sao người xưa có câu "Đàn bà nhìn chân"
Hầu hết những người phụ nữ cổ đại đều phải dựa vào nam giới để có thể tồn tại, họ có địa vị khá thấp trong xã hội và thường xuyên bị giới hạn bởi nhiều quy tắc. Thời xưa, những con nhà quyền quý, giàu có thường hay bó chân để có được bàn chân “gót sen” cùng kích cỡ nhân thon nhỏ như mong muốn. Thế nhưng khi bó chân sẽ khiến cho việc đi lại bị khó khăn trong một khoảng thời gian, vì thế họ sẽ được bảo mẫu hoặc giúp việc dìu dắt, nâng đỡ một cách tận tình.
Khi ấy, đàn ông cũng yêu thích những người phụ nữ có bàn chân nhỏ, thậm chí có một số người còn vô cùng tự hào về bàn chân nhỏ nhắn của vợ mình. Những người phụ nữ có bàn chân càng nhỏ, họ càng được đàn ông chiều chuộng. Đàn ông không hề quan tâm đến nỗi đau đớn bó chân của phụ nữ, họ chỉ xem đó là một niềm tự hào.
Với những cô gái gia cảnh nghèo khó, họ ngày ngày phải làm việc kiếm sống nên không thể bó chân. Bàn chân của họ được giữ nguyên bản, trông to và thô kệch. Có thể nói, Trung Quốc cổ đại nói chung đánh giá sự giàu có, quyền quý của một gia đình thông qua việc quan sát kích thước bàn chân của người phụ nữ. Thế nhưng ngày nay đã khác, cùng với sự phát triển của xã hội, con người cũng đã có nhiều suy nghĩ tiến bộ hơn, tục bó chân cũng vì thế mà không còn tồn tại nữa. Nhiều phụ nữ bó chân cũng đã bị tàn tật và phải chịu nỗi đau đớn suốt cả cuộc đời.
“Đàn ông nhìn eo”, vì sao
Thời xưa, con người sống trong xã hội kinh tế tiểu nông, thu hoạch nông nghiệp cơ bản hầu hết phụ thuộc vào thời tiết. Đáng chú ý, sức lao động trong nông nghiệp chủ yếu là nam giới. Bên cạnh đó, lương thực ở nhà được thu hoạch chỉ duy nhất bằng cách “thắt lưng buộc bụng”. Đây chính là cuộc sống điển hình của người dân thời xưa.
Từ trước đến nay, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vẫn luôn tồn tại. Người giàu thì càng giàu còn người nghèo thì không biết bao giờ mới chuyển mình được. Để đảm bảo cuộc sống, người nghèo phải làm việc cật lực, đặc biệt là vào mùa thu hoạch. Chỉ thu hoạch nhiều, họ mới có thể đứng lên được eo thon. Người xưa cho rằng, sự quý tộc có thể thể hiện bản sắc qua vòng eo nam giới. Theo đó, thắt lưng vàng, tím chính là biểu hiện của sự quyền quý.
Bên cạnh đó, trong “Ngọc đai tân vịnh” có câu rằng: “yêu bạch ngọc chi hoàn”. Câu này ý nói rằng, vòng ngọc trắng ở thắt lưng. Thời cổ đại, giới quý tộc thường có thói quen đeo vòng ngọc ở quan eo. Đặc biệt, ở trong “Lễ Ký” cũng viết: “Cổ chi quân tử tất bội ngọc, quân tử vô cố, ngọc bất ly thân”. Câu này tạm dịch có thể hiểu là: “Bậc quân tử khi xưa ai cũng đeo ngọc, và đó là vật bất ly thân của họ”.
Ngoài ra còn có câu nói: “Quân tử bỉ đức như ngọc”. Người xưa đeo những đồ trang sức bằng ngọc quý ở thắt lưng không chỉ để khoe khoang của cải, cũng không chỉ để làm vật trang sức. Nguyên nhân bởi, người xưa quan niệm đức hạnh của bậc quân tử được so sánh ngang với ngọc quý. Các bậc quân tử từ xưa đến nay vẫn luôn so sánh phẩm chất tốt đẹp của mình như ngọc ngà. “Quân tử như ngọc”, bởi ngọc vừa ấm áp lại trơn bóng, sâu lắng được so sánh với chữ Nhân; sự tròn vẹn chặt chẽ, rắn chắc của ngọc được so sánh với Trí tuệ, ngọc có góc cạnh nhưng lại không khiến người khác tổn thương, được so sánh với chữ Nghĩa.
Ngọc sau khi được chế tác thành một miếng ngọc bội trang sức nghiêng mình sẽ được so sánh với sự lễ phép. Khi nhẹ nhàng gõ vào miếng ngọc, dễ dàng nghe thấy được âm thanh trong trẻo du dương vô cùng êm tai, vang vọng đến tận cuối cùng rồi lại cao vút lên rồi dừng lại. Âm thanh này được so sánh với sự êm ái của âm nhạc, vừa không muốn phô trương những ưu điểm mà che giấu đi khuyết điểm, cũng không vì khuyết điểm mà những ưu điểm bị che mờ đi. Điều này được người xưa so sánh với sự trung thành của con người.
Chưa kể, ngọc còn mang vẻ rực rỡ lấp lánh, trước sau như một. Điều này được ví với chữ Tín của người quân tử, nói lời giữ lời, luôn đáng tin cậy. Ẩn sâu bên trong ngọc bội còn có khí sắc như trắng như hồng, được ví con như sự tương thông với những thứ tinh hoa của trời; vị trí cây cỏ xanh tốt nơi núi rừng sản sinh ra ngọc quý giống như sự tương thông chắt lọc những điều tinh túy nhất của đất.
Ngọc có nhiều phẩm chất tao nhã và đẹp đẽ đến thế. Vì vậy, người xưa - đặc biệt là người quân tử rất coi trọng ngọc. Ngọc chính là sự tượng trưng cho sắc đẹp, phẩm giá cũng như phẩm hạnh, hiền triết. Đàn ông đeo ngọc ở eo không chỉ biểu tượng cho sắc vóc, đây còn là lời khẳng định cho vị trí và phẩm hạnh của họ.
Cổ nhân còn có câu rằng “mặc hồng đai tím”. Cụ thể, vào thời nhà Đường, triều phục màu đỏ chính là y phục dành riêng cho những quan chức từ ngũ phẩm trở lên, còn y phục màu tím còn là y phục của các quan từ tam phẩm trở lên cũng như các bậc tam phẩm của tể tướng. Nhiều người được thăng quan tiến chức sẽ đeo ấn vàng hoặc ấn ngọc ở thắt lưng. Những trang sức này thể hiện cho cấp vị của họ. Do đó mà người xưa mới có câu nói rằng: “Đàn ông nhìn eo”.
Có thể nói, câu “Đàn ông nhìn eo, đàn bà nhìn chân” phần nhiều đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, dù trong xã hội nào đi chăng nữa, một gia đình hoàn hảo vẫn cần phải có sự cố gắng, nỗ lực từ cả hai bên. Mọi tiêu chuẩn chỉ phần nào đánh giá được con người họ mà thôi.