Cách đóng BHXH nhận lương hưu cao nhất năm 2023 (module này đang phát triển)
Thời trang
( PHUNUTODAY ) - Nhiều người quan tâm về cách tính lương tháng đóng BHXH và liệu người lao động (NLĐ) có bị giới hạn về mức đóng BHXH cao nhất?
Hiện nay, bảo hiểm xã hội đã quen thuộc với người dân Việt, nó được coi như tấm át chủ bài khi về già không còn khả năng lao động kiếm tiền. Nếu người lao động đóng BHXH hàng tháng càng cao và càng nhiều năm thì khi về già sẽ nhận được lương hưu cao và ngược lại. Nhiều người quan tâm về cách tính lương tháng đóng BHXH và liệu người lao động (NLĐ) có bị giới hạn về mức đóng BHXH cao nhất? Luật quy định mức hưởng lương hưu tháng của người hết tuổi lao động sẽ được tính như thế nào?
Đóng BHXH như thế nào để nhận mức lương hưu cao nhất?
Theo Điều 89 Luật BHXH 2014, quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau: Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Đối với NLĐ hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Những trường hợp tiền lương tháng theo quy định trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện tại mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng).
Theo quy định hiện hành, từ ngày 1-1-2022 cách tính mức hưởng lương hưu như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Tỉ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nam: Tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
- Tỉ lệ hưởng lương hưu đối với NLĐ nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Nếu NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH để sau này nhận lương hưu được giới hạn cao nhất là bằng 20 lần mức lương cơ sở và tỉ lệ hưởng lương hưu không quá 75%.
Cách tính tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng hàng tháng
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, cụ thể như sau:
Trong đó:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:
- Tiền lương;
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Các khoản thu nhập của người lao động sau đây sẽ không tính đóng BHXH bắt buộc:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Khoản hỗ trợ xăng xe;
- Khoản hỗ trợ điện thoại;
- Khoản hỗ trợ đi lại;
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015.