Giá dầu lên cao nhất từ đầu năm, cổ phiếu dầu khí đồng loạt "nổi sóng" (module này đang phát triển)
Văn hóa
Đánh giá chung về nhóm cổ phiếu dầu khí, giới phân tích cho rằng sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu này có ảnh hưởng từ đà tăng của giá dầu thế giới.
Cổ phiếu dầu khí "bốc đầu", PVS lập đỉnh lịch sử
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đua nhau bùng nổ trong phiên sáng ngày 15/9. Hàng loạt mã như PVD, PVS, GAS, BSR, PLX, OIL,… đều đồng loạt tăng mạnh, thậm chí một số cái tên còn tăng trên 4%.
Thực tế, đà hưng phấn của nhóm dầu khí đã bắt đầu từ thời điểm cuối tháng 8. Sau thời gian miệt mài leo dốc, đa phần các mã trong nhóm này đã vượt đỉnh 1 năm, thậm chí PVS phá đỉnh lịch sử lên vượt 39.000 đồng/cp. Thời gian qua, PVS cũng là cổ phiếu “khỏe” nhất nhóm dầu khí với mức tăng vượt trội 24% sau chưa đầy một tháng.
Đà tăng của PVS diễn ra sau khi nhận nhiều tin vui từ dự án Lô B- Ô Môn. Theo thông tin từ Chứng khoán Bảo Việt, liên doanh PVS đã trúng gói thầu thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở (EPCI#1) trị giá 1,08 tỷ USD thuộc chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn.
BVSC cho rằng dù còn nhiều khó khăn trong quá trình phê duyệt dự án, nhưng Chỉnh Phủ và các bên liên quan đều đanh nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án, điển hình là việc thực hiện chuyển giao chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 từ EVN sang PVN. Dự án Lô B – Ô Môn kỳ vọng sẽ nhận được FID ngay trong năm 2023.
Giá dầu tăng cao nhất trong năm 2023
Đánh giá chung về nhóm cổ phiếu dầu khí, giới phân tích cho rằng sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu này có ảnh hưởng một phần từ hiệu ứng giá dầu thế giới. Chỉ sau hơn 2 tuần, giá dầu Brent đã tăng gần 14% lên xấp xỉ 94,3 USD/thùng, cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ giữa tháng 11 năm ngoái.
Theo các nhà phân tích, lũ lụt ở Libya trong những ngày qua là lý do khiến giá dầu tăng, khi quốc gia OPEC này phải tạm ngưng xuất khẩu dầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết trong tháng 8, Libya sản xuất khoảng một triệu thùng dầu mỗi ngày.
Mặt khác, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong năm do kỳ vọng về nguồn cung thắt chặt hơn lấn át sự gia tăng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ và những lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế yếu hơn.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo cho rằng việc Saudi Arabia và Nga gia hạn các chương trình cắt giảm nguồn cung sẽ khiến thị trường dầu thiếu hụt đến hết quý 4. Đồng thời, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu vững và nguồn cung năm 2023 sẽ thiếu hụt nếu duy trì việc cắt giảm sản lượng.
Các chuyên gia phân tích của Ngân hàng Bank of America (Mỹ) cho rằng, việc tiếp tục cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) có thể đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay.
Kỳ vọng đến từ chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá cao triển vọng nhóm cổ phiếu dầu khí trong bối cảnh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu và khu vực châu Á Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng chính. Với nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng trưởng, nguồn cung dầu thô được dự báo sẽ bị thiếu hụt trong nửa cuối 2023. Do đó, hầu hết các dự báo đều cho rằng giá dầu sẽ quanh mức 80 USD/thùng và khó đạt được mức trên 100 USD/thùng .
Chứng khoán KIS cho rằng chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn với mức đầu tư 10 tỷ USD dự kiến có thể được cấp giấy quyết định đầu tư (FID) vào năm 2023. Theo KIS, với vai trò là nhà đầu tư chính cho đường ống dẫn khí của dự án (51% tổng vốn đầu tư), GAS sẽ là đơn vị được hưởng lợi chính nhờ nguồn khí bổ sung từ Lô B và thu cước vận chuyển khí.
Thêm nữa, các doanh nghiệp đầu ngành có nhiều cơ hội tham gia và hưởng lợi hơn từ dự án, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Việc thi công hơn 700 giếng khai thác tại dự án Lô B - Ô Môn có thể mang lại nhiều lợi ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khoan trong những năm tới.